Ý NGHĨA, CÁCH THỰC HÀNH LỄ LẠY

Ý NGHĨA, CÁCH THỰC HÀNH LỄ LẠY

Viết bởi: Chân Tâm Ngày đăng: 01/04/2021

| Ý nghĩa, cách thực hành lễ lạy – Theo truyền thống Kim Cương Thừa – Phật Giáo Tây Tạng , bài tham khảo |

" Rất nhiều học trò đến từ các nước Phương Tây thường không chấp nhận cái ý nghĩ lễ lạy, vì họ nghĩ rằng như thế, là họ đang phải cúi mình trước người Thầy hay là bức tượng trước mặt họ vậy. Một vài người còn nói rằng: họ không thể cúi mình trước bất cứ ai. Họ không muốn mất quyền kiểm soát bản thân mình trước một ai hay cái gì khác. Họ nghĩ rằng việc lễ lậy là biểu hiện của sự yếu đuối. Đó chính là cái “ngã” không muốn lễ lạy. Đó là cái “ngã” không muốn ta từ bỏ quyền năng hay sự kiểm soát. Và, cũng chính “Ngã” là khởi nguồn mọi khổ đau.

🙏Lễ lạy, theo quan kiến Phật Giáo Tây Tạng – Kim Cương Thừa, không phải là biểu hiện sự yếu hèn! Khi ta lễ lạy với tâm thanh tịnh và cúng dường, thì hành động đó trở thành biểu hiện sự tôn trọng; từ bi dành cho mọi chúng sinh hữu tình; thanh trừ nghiệp trướng từ quá khứ đến hiện tại; tính lũy công đức thiện lành. Khi ta thực hành lễ lạy, thực ra ta đang từ bỏ, đang mất đi cái gì? Chúng ta không mất gì, ngoại trừ chính cái “bản ngã” của ta. Ta đang vứt bỏ bản ngã của ta! Bản ngã càng nhiều, càng lớn – thì cái khổ càng nhiều. Bản Ngã ta càng nhỏ càng ít đi – thì càng ít khổ đau luân hồi.

🙏🏻 CÁCH THỨC LỄ LẠY

Trước khi lễ, Niệm:

OM NAMO MANJUSHRI : Con kính lậy Đức Văn Thù

NAMO SUSHRIYE : Kính lạy tất thảy chúng sinh

NAMO UTAMA SHRI SOHA : Kính lạy Tam Bảo

Chắp 2 tay theo hình búp măng:

- Đưa tay lên Đỉnh Đầu: Niệm Nam Mô Guru – Kính lạy vị Thầy. Trong Kim Cương Thừa, nhờ có vị Thầy, vị Đạo Sư mà ta được có Phật Pháp. Đồng thời phát nguyện Vãng sinh Tịnh Độ.

- Đưa tay lên trán: Niệm Nam Mô Phật – Điều này có ý nghĩa Quy Y Phật. Đồng thời Tịnh Thân.

- Đưa tay lên họng: Niệm Nam Mô Pháp – Điều này có ý nghĩa Quy Y Pháp – Đồng thời thanh tịnh Khẩu

- Đưa tay lên tim: Niệm Nam Mô Tăng – Điều này có ý nghĩa Quy Y Tăng – Đồng thời thanh Tịnh Ý

Bắt đầu lễ lạy theo như mẫu

- Việc 2 tay từ trạng thái búp măng tách ra: Nguyện cầu cho ta và tất thảy chúng sinh sẽ đạt được Pháp Thân và Báo Thân cửa Đức Phật (Pháp Thân- Trí tuệ Đức Phật; Báo Thân – Thân thể đức Phật; Hiểu nôm na: Hóa thân)

- 2 chân đứng vững trên mặt đất: Mong rằng Tôi và vạn thảy chúng sinh hữu tình đạt được giác ngộ

- Trán chạm sát đất: Mong tôi và vạn thảy chúng sinh hữu tình đều đạt được tâm từ bi của Đức Quán Thế Âm

- Toàn bộ cơ đều được co dãn: Mọi chướng ngại sẽ tiêu tan

- Cột sống co duỗi: Nguồn vận chuyển của năng lượng: năng lượng xấu đẩy ra, tiếp nhận năng lượng mới

- Việc đẩy người lên sau mỗi lần lễ lạy: Mong con sẽ trở thành phương tiện Đưa mọi chúng sinh đến cõi Niết Bàn

Tóm lại, về cơ bản, việc Lễ lạy có một số ý nghĩa sau:

- Thể hiện tâm cung kính, tôn trọng, cúng dường Chư Phật – Pháp – Tăng và Bổ Sư

- Thể hiện sự tôn trọng vì Phật – Bồ Tát nơi vị Thầy của mình

- Từ bỏ bản ngã, cái tôi, qua đó dần chấm dứt khổ đau

- Thanh tịnh nghiệp chướng

- Tích lũy công đức

👉Ngoài ra, đây còn là động tác thể dục toàn thân, tập thể dục, đẩy mạnh chức năng phổi, trao đổi khí, năng lượng -và cải thiện sức khỏe…

Đây là một bài tổng hợp hết sức ngắn gọn, nhằm gieo duyên với các đạo hữu Kim Cương Thừa về một trong những Pháp Tu sơ khởi hết sức cơ bản. Bản tổng hợp này chắc chắn không thể nào tránh khỏi sơ suất, thiếu sót về ý nghia cũng như cách hành trì cơ bản.

Mọi công đức, con xin được hồi hướng cho:

- Mong các Đạo Hữu luôn tinh tấn, an lạc trên con đường Kim Cương Thừa. Và luôn trong suối nguồn gia trì mãnh liệt của Chư Tam Bảo, Bổn Sư, và Dòng Truyền Thừa.

- Mong tất thảy chúng sinh Hữu tình, đều thoát khỏi luân hồi sinh tử, đều đi theo con đường Phật Đạo, sớm giác thành Phật Quả.

OM MANI PADME HUM🙏🙏🙏

Viết bình luận của bạn:

icon icon icon icon icon icon