TỔNG HỢP VỀ CÁT MANDALA: quá trình tạo ra, các nghi thức và tác dụng của cát Mandala

TỔNG HỢP VỀ CÁT MANDALA: quá trình tạo ra, các nghi thức và tác dụng của cát Mandala

Viết bởi: Chân Tâm Ngày đăng: 27/11/2020

TỔNG HỢP VỀ CÁT MANDALA
Thân tặng những ai đang giữ cát

Bạn được biết rằng sanh tử là việc quan trọng . Việc sanh về một cõi tịnh độ vô cùng tổt đẹp là điều mà ai ai cũng mong muốn . Nhờ sức gia trì của cát Mandala . Bạn có thể dễ dàng giúp người khác siêu sinh tịnh độ . Như của tôi là cát man đa la của Tara trắng , sẽ giúp người đó được siêu sinh tịnh độ Unikog của đức Tara .

Nghiệp chướng nhiều , bệnh tật , phiền não .... Trong kinh có nói nếu đặt cát Man đà là có thể tiêu trừ vô lượng nghiệp chướng sanh tử luân hồi . Chỉ cần đặt cát lên đỉnh đầu . Vì man da la là một đàn tràng , hiện thân của Thân khẩu ý của vô lượng phật đà . Vì vậy chúng có số lượng công đức đồ sộ như xá lợi Phật vầy .

Trước khi một vị sư có thể được phép tham gia xây dựng một mạn-đà-la, người đó phải học trong một thời gian dài về nghệ thuật và triết học. Tất cả các sư Phật giáo ở các tự viện Tây Tạng đều được yêu cầu học về cách dựng các mạn-đà-la như là một phần của việc rèn luyện. Quá trình học có hai lớp bao gồm việc ghi nhớ các văn bản cho các tên, độ dài, và vị trí cửa các đường chuẩn dùng để xác định cấu trúc cơ bản của các mạn-đà-la cũng như là các kĩ thuật bằng tay để vẽ và rải dòng cát. Các văn bản này tuy vậy không miêu tả từng đường nét và cũng không chỉ rõ từng chi tiết của mỗi mạn-đà-la, mà đúng hơn nó được dùng như một ghi nhớ hướng dẫn để hoàn thành các dạng mạn-đà-la. Nội dung mạn-đà-la đặc biệt đều dựa vào các lời kinh. Việc thực hiện mạn-đà-la phải được thực tập lập đi lập lại để tạo dựng nó dưới sự hướng dẫn của các vị sư có kinh nghiệm. Trường hợp của đức Đạt-lai Lạt-ma, tại tự viện riêng Namgyal chu kì học này kéo dài trong 3 năm.

Tiến trình xây dựng mạn-đà-la sẽ đòi hỏi kiên trì làm việc trong nhiều ngày có khi nhiều tuần lễ. Theo truyền thống, có 4 sư làm việc chung nhau trên một mạn-đà-la. Mạn-đà-la được chia thành các góc tư với mỗi sư lo một góc. Trong thời gian của tiến trình, mỗi sư nhận được hỗ trợ để cung cấp đủ cát màu trong khi sư trọng trách tiếp tục làm việc trên các chi tiết đã được kẻ khung trên phần của mình.

Công việc phải phải được tiến hành cực kì cẩn thận và chú tâm. Khi tiến hành, các sư thực ra đang được truyền đạt các giảng huấn của Phật. Bởi vì mạn-đà-la chứa đựng các chỉ dạy của Phật để đạt tới giác ngộ, để thuần khiết hóa động cơ và để hoàn hảo hóa công việc của họ nhằm cho phép những người chiêm bái nó được hưởng tối đa phúc lợi

Trước tiên, các sư cúng dường mạn-đà-la thông qua việc đọc kinh, chú với nhạc lễ. Mạn-đà-la được xây dựng từ trung tâm mở rộng ra ngoài theo trình tự, bắt đầu từ 1 điểm ở tâm. Với việc đặt điểm ở tâm, mạn-đà-la được cúng dường cho một vị Hộ Phật riêng biệt. Vị Hộ Phật này thường được miêu tả trong một hình ảnh phía trên của tâm điểm, mặc dù vậy, một số mạn-đà-la chỉ đơn thuần có tính địa hình học.

Trong các giai đoạn đầu của công việc, các sư ngồi bên ngoài của bệ (hay khung) vẽ mạn-đà-la và luôn đối mặt với tâm của mạn-đà-la. Đối với các mạn-đà-la cở lớn, các sư sau đó sẽ phải đứng và cong người để rải cát màu.

Các đường kẻ được vẽ qua tâm điểm đến 4 góc tạo ra dạng thức tam giác vuông cân. Các đường này được dùng để kiến trúc một cung điện với 4 cổng. Mỗi cổng sẽ được trang hoàng với các chuông, vòng hoa, thú giữ cổng hay các vật biểu tượng khác. Hình dạng vuông mô tả theo kiến trúc là bốn mặt của cung điện hay của tự viện. gọi là Cung điện là vì nó là nơi ngụ của các Hộ Phật, gọi là tự viện vì nó bao gồm cốt lõi Phật.

Từ hình vuông bên trong, các sư dựng một dãy các đường tròn đồng tâm. Ở đây những người tham gia làm việc theo lối tuần tự, tất cả di chuyển quanh mạn-đà-la. Họ phải chờ cho đến khi mỗi phần chia được hoàn tất trước khi làm việc phần phía xa tâm hơn cùng nhau. Điều này bảo đảm cho sự cân bằng công việc không ai nhanh hơn ai.

Thường, cát màu được rải bởi một dụng cụ hình phểu (gần giống như các dụng cụ "bắt bông kem" trên các bánh bunche noel nhưng phểu bằng đồng thau và dài khoảng 30-50 cm). Trên phiểu có các khất nhỏ liền nhau, khi rải cát, người tham gia cà đi cà lại một thanh nhỏ lên các khất này tạo sự rung động làm cho dòng cát chảy ra được đều đặn và không bi tắc ách.

Ở trung tâm đặt (vẽ cát) một vị Hộ Phật mà từ đó mạn-đà-la được định danh. Thường thì vị Hộ Phật trung tâm này là một trong các dạng:

* Các Hộ Phật bình an: Một Hộ Phật bình an làm biểu tượng cho tiếp cận tinh thần và tồn tại riêng của mạn-đà-la. Chẳng hạn như hình ảnh của Bồ tát Quán thế âm biểu trưng cho lòng từ bi ở trung tâm của việc tập trung về thể nghiệm tinh thần, trong khi hình ảnh của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi và của Kim cương thần (vị nữ giới tương ứng tinh thần) thì nhấn mạnh cho sự cần thiết của dũng khí và sức mạnh trong hành trình cho trí bát nhã thiên liêng.

* Các Hộ Phật dữ tợn: Nói lên sự đấu tranh dữ dội để vượt qua các trạng thái tâm lý xa lạ của một người. Họ nhấn mạnh các đau khổ nội tâm mà làm cho thân, khẩu, ý của chúng ta bị tối tăm và do đó cản ngăn thành tựu mục tiêu của Phật tử là để giác ngộ hoàn toàn. Theo truyền thống thì các Hộ Phật dữ tợn được hiểu là các khía cạnh của các nguyên lý nhân từ.

* Hình ảnh tính dục: nói lên tiến trình dung hợp nằm bên trong trái tim của mạn-đà-la. Hai thành tố đực và cái không có ý nghĩa gì ngoài ý nghĩa tượng trưng cho vô hạn các cặp đối kháng (chẳng hạn yêu và ghét, tốt và xấu, ...) khi mà một người kinh nghiệm trong sự tồn tại thế tục. Hình ảnh tính dục cũng có thể được hiểu như là ẩn dụ cho giác ngộ với các phẩm chất của sự vui sướng, mãn nguyện, thống nhất và hoàn tất.

Sau khi hoàn tất, các sư dâng hiến công đức cho lợi ích của tha nhân qua các lễ cầu nguyện.

Lý do có Lễ Xóa Mạn Đà La được chư Tăng giải thích là để nêu lên ý nghĩa vô thường, một pháp ấn mà Đức Phật đã dạy, rằng ngay tới một tác phẩm tuyệt đẹp như Mạn Đà La Tara cũng rồi phải theo định luật có sanh thì có diệt, có hợp thì có tan, và đã thành tựu là sẽ có hủy hoại. Và vì đời sống vô thường như thế, cho nên tất cả Phật Tử đều phải chiêm nghiệm ý nghĩa vô thường để khẩn cấp tu học, nhằm đạt cứu cánh Niết Bàn.

Cát Mạn Đà La

Trong truyền thống Mật Giáo Tây Tạng thì Mạn Đà La có thể được tạo bằng nhiều cách nư sau:

1-Bằng bơ hay bột

2-Bằng gỗ

3-Bằng cát

4-Bằng họa

5-Bằng các loại đá quý vàng bạc

Mạn Đà La Cát là dùng cát loại cát nhuyễn nhiều màu sắc để tạo thành.

Thường thì Mạn Đà La Cát chỉ được lưu giữ trong thời gian làm lể Quán Đảnh hay là các Lễ Cúng Dường Đặc Biệt rồi sau đó thì sẽ xóa đi.

Chỉ có các trường hợp đặc biệt do sự cho phép của Đức Đạt Lai Lạt Ma thì các Mạn Đà La Cát mới được lưu giữ lại sau buổi lễ.

Mạn Đà La Cát là biểu trưng cho cõi Tịnh Độ của một vị Bổn Tôn của một Pháp Quán Đảnh.

5 phương của Mạn Đà là là tượng trưng cho Ngũ Trí Như Lai Phật. Trong Mạn Đà La còn có các hình tượng như là ấn, pháp khí, chủng tự của mỗi Đức Phật.

Mạn Đà La Cát là một đồ hình 3 chiều không gian cần phải rất nhiều thời gian mới có thể hoàn thành.

Những đồ hình Mạn Đà La Cát thường thấy đó chỉ là một phần của một Mạn Đà La hoàn tất.

Có các Mạn Đà La cần phải 49 ngày mới hoàn thành bởi vì cứ mỗi 7 ngày thì chư tăng hoàn thành một phần và làm lễ chú nguyện gia trì.

Mạn Đà La như là một thế giới hải mà mỗi một hạt cát là một hệ thống thế giới. Mạn Đà La tượng trưng cho lý Hoa Nghiêm Pháp Giới Trùng Trùng Duyên Khởi Vô Tận.

Lễ Xóa Mạn Đà La cũng là tượng trưng cho Lý Tánh Không Duyên Khởi đó là các Pháp Không Có Tự Tánh Đều Do Duyên Biến Hiện.

Sau khi hoàn mãn một buỗi lễ thì cát Mạn Đà La được phân chia cho Phật Tử và một phần đổ xuống biển hay sông để chú nguyện cho các Long Vương.

Cát Mạn Đà La dùng để sử dụng trong các trường hợp sau đây

1-Bị Bịnh Nặng mà hành hạ dở sống dở chết

2-Lúc sắp tắt thở

3-Lúc vừa chết

4-Lúc Liệm

5-Lúc Chôn

Dùng cát Mạn Đà La để trên đảnh đầu người của người bịnh rồi chú nguyện thì nếu người đó nghiệp nặng hành hạ dở sống dở chết thì sẽ được :

1-Là được chết nhẹ nhàng và được Vãng Sanh.

2-Hết Bịnh

Dùng cát Mạn Đà La để trên đảnh đầu người

2-Lúc sắp tắt thở

3-Lúc vừa chết

4-Lúc Liệm

5-Lúc Chôn

Là giúp người đó không bị đọa xuống ba đường ác và được Vãng Sanh.

Tại sao phải để cát Mạn Đà La trên đảnh đầu mà không để nơi khác trên thân mình.

Lý do là vì khi sắp chết hay là vừa tắt thở thì Thần Thức sẽ theo Nghiệp của mình đã tạo lúc trước mà xuất ra.

1-Đảnh Sanh Cõi Phật

2-Trán Sanh Cõi Trời, (A Tu La, Rồng cũng thuộc về Chư Thiên nhưng mà có lòng sân nặng hơn chư thiên)

3-Ngực Sanh Cõi Người

4-Bụng Sanh Ngã Quỷ

5-Gối Sanh Súc Sanh

6-Bàn Chân Sanh Địa Ngục

Dùng cát Mạn Đà La để trên rải trên xương cốt của người thú thì khiến người thú xả bỏ ác đạo được Vãng Sanh.

Khi dùng cát mandala bạn nhớ trì chú 108 biến Om mani padme hum

Lobsang Nyma

Man-đa-la tập trung thiền định là cõi giới của vị Thần Linh ( idam ), nó là xuất phát điểm của nhiều phương pháp Quán đỉnh. Tại Tây Tạng, người ta hiểu Man-đa-la là »trung tâm và ngoại vi«, là cơ sở để hiện tượng hợp nhất với bản thể.

Vì vậy trong một Man-đa-lâ, người ta thường thấy vô số cảnh vật, hình tướng khác nhaau, nhưng chúng nằm trong một tranh vẽ duy nhất với thứ tự trên dưới rõ rệt.

Mandala cát khi vẽ là hai chiều nhưng tượng trưng cho 3 chiều .

Trong Kim cương thừa, Man-đa-la không chỉ là đối tượng thiền quán mà còn là bàn thờ để thiền giả bày biện các lễ vật hay pháp khí. Tuy thế muốn được làm như thế, hành giả phải được một vị đạo sư thừa nhận và cho phép thực hiện Nghi quĩ (s: sādhana) đó

Có 4 cách để xây dựng một Man-đa-la:

1. Bằng một bức họa (Thăng-ka),

2. Bằng cát nhuộm màu,

3. Bằng từng đống gạo nhỏ

4. Bằng vật thể ba chiều, thường là kim loại

TÀI LIỆU TRÊN MẠNG.

Đọc thêm: Kim Cang Thừa Vấn Đáp số 20.

Công Năng của Cát Mandala ? Ý nghĩa lễ xoá Mandala ? Rinpoche giải thích ý nghĩa thứ 2 của Mandala ?

Ngài Khentul Rinpoche là một vị hoá thân (Tulku) đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma công nhận là hoá thân tái sinh của vị Viện Trưởng của Tu Viện Drepung Loseling thành lập từ năm 1950. Vì là một hoá thân nên từ nhỏ, Rinpoche đã được huấn luyện đặc biệt trong một chương trình đào tạo chư vị hoá thân. Năm 2009, Khentul Rinpoche đã thành tựu cấp bậc cao nhất trong dòng truyền thừa Gelugpa (Hoàng Mạo) là đã thi đậu cấp bậc Geshe Lharampa (cấp bậc Thánh giả) do Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ toạ kỳ thi sát hạch

Rinpoche đáp:

Ý nghĩa ở mức độ thứ hai là sự hành trì khi chiêm bái Mạn Đà La.

Bởi vì như đã nói trên, Mạn Đà La chính là Pháp thân hiện tiền của chư Phật trong ba đời mười phương qua vị Phật chính của Mạn Đà La, cho nên phải có chủng tử của thiện nghiệp, duyên lành tích luỹ từ nhiều đời mới có được duyên may thù thắng chiêm bái Mạn Đà La này.

Do đó, khi chiêm bái Mạn Đà La, chúng ta phải giữ Thân Khẩu Ý thanh tịnh để quán tưởng thành tựu tiếp nhận sự gia trì của chư Phật và Thánh chúng trong Mạn Đà La.

Sự gia trì này, ngoài công năng đưa ta khi chết được tái sinh vào cõi Tịnh độ của đức Phật, còn có công năng chữa lành bệnh tật khi chúng ta giữ Thân Khẩu Ý thanh tịnh đi nhiễu vòng quanh Mạn Đà La và trì chú của vị Phật trụ trong Mạn Đà La.

Khi chiêm bái Mạn Đà La, ta phải quán tưởng được đức Phật nắm tay dẫn đi vào cửa của Mạn Đà La và rút cục đi vào trong cung điện trung ương và thể nhập hoà tan vào trong vị Phật chính, tức là thể nhập, hoà tan vào trong Pháp thân của Phật.

Như vậy sẽ được lợi lạc của sự gia trì và sẽ thành tựu viên mãn quả vị Phật khi lìa đời và ở giây phút đó, quán tưởng đức Phật thị hiện dẫn dắt ta đi vào trong cảnh giới của Phật tức là Mạn Đà La đã chiêm bái và gieo chủng tử trong Tạng thức của mình khi còn tại thế.

Một lần có duyên may chiêm bái Mạn Đà La là sẽ tiêu trừ được vô lượng nghiệp chướng trong Tạng thức của người hành giả khi quán tưởng và trì chú đi nhiễu đúng cách chung quanh Mạn Đà La đó.

Lễ Xóa Mạn Đà La:

Sau cùng, chư tăng sẽ cử hành lễ xoá Mạn Đà La. Vị Sư Trưởng chủ lễ sẽ dùng tay để kẻ những bốn đường thẳng phân Mạn Đà La ra bốn phần, rồi kẻ thêm bốn đường phụ, trước khi xoá Mạn Đà La và gom lại thành một khối. Khi kẻ đường phân Mạn Đà La, vị Sư Trưởng chủ lễ cũng chú nguyện, với sự chánh niệm nguyên sơ của vị Phật chính, và chú nguyện đưa tất cả kinh điển vào trong các đường kẻ đó và khi xoá, gom cát chung lại thì ý nghĩa là trong các cát đó có đầy đủ các kinh điển thu gồm vào trong các cát ngũ sắc đó.

Như vậy cát gom lại sẽ cực kỳ linh thiêng và có công năng đưa hành giả khi chết vãng sinh Tịnh độ.

Xoá Mạn Đà La còn mang ý nghĩa là, tất cả mọi sự, mọi pháp của thế gian đều là vô thường. Hễ có sinh là phải có diệt. Khi chiêm bái lễ xoá Mạn Đà La, ta phải quán tưởng sự vô thường.

Chư tăng sau đó sẽ ban phát các cát trân quý đó cho Phật tử mang về nhà để thờ. Khi hữu sự, nghĩa là khi thân nhân, bạn đạo, hoặc bất kỳ ai lâm chung, chúng ta có thể rắc cát đó trên đảnh đầu của họ, hoặc trong miệng của họ. Lúc đó, thần thức người chết sẽ được đưa vãng sinh nơi cõi Tịnh độ của vị Phật chính trụ trong trung ương của Mạn Đà La đó.

Công năng của cát Mạn Đà La, thực sự là vô cùng, bất khả tư nghì.

Chân Tâm sưu tầm.
Admin mattongtamy.com

Viết bình luận của bạn:

icon icon icon icon icon icon