1. Phong cách điềm nhiên, nhẹ nhàng, bình tĩnh, thư thái: vì qua một quá trình dụng tâm, kiểm soát tâm, giống như việc thuần hóa một con thú hoang dại, quen nhảy nhót, là tâm chúng ta.
Sau một thời gian, nếu người ấy kiểm soát tâm tốt, buông bỏ cái tôi, xả ly sự kiêu mạn thuộc về sở trường, sở đoản của bản ngã thì sự điềm đạm, điềm nhiên và thư thái sẽ hiện ra, nó là kết quả tự nhiên của một cái tâm đã được chế ngự và thuần hóa.
2. Mặt mũi, tướng mạo nhìn tươi và sáng: vì giữa tâm và thân tướng, chúng có mối liên hệ khá mật thiết với nhau.
Một người trong tâm có an vui, có tu tập và chuyển hóa được các nghiệp chướng thì dần dần diện mạo bên ngoài của người ấy nhìn sẽ rất sáng, mặt lúc nào cũng rất tươi vui, không có u sầu, đau buồn, lúc nào cũng tràn đầy sức sống.
Người nào có được những điều như vậy, thì đây là một dấu hiệu của người tu đúng.
3. Giọng nói có ái ngữ, nồng hậu:
Đây là do bên trong tâm người ấy tu qua thời gian đã có sự tăng trưởng tâm từ tâm bi, một tình thương bình đẳng, và rộng lớn với tất cả muôn loài. Từ sự thương yêu chân thành cho dù giọng nói mộc mạc, chất phát mà vẫn đầy nhân văn, ấm áp, nồng hậu và đến được lòng người..
Và hơn nữa, cũng do sau một quá trình tu và kiểm soát khẩu nghiệp, biết cân nhắc trước khi cất lời, nên những lời nói của họ dần trở nên rất chuẩn mực. Như họ không nói dối, không nói ác khẩu, không nói hai lưỡi, không nói chia rẽ, không nói xấu, viết xấu đả kích, bộ nhọ sau lưng người...
4. Đời sống tinh thần mãn túc, cuộc sống vật chất ổn định không bị thiếu thốn:
nhiều người tu, nhưng càng tu mà càng càng nghèo túng, lúc nào cũng bị những nhu cầu vật chất căn bản bức bách. Đây là dấu hiệu của tu mà không có phước, thiếu phước, vì không biết làm phước. Nên người tu đúng là tiền của, cái ăn, cái mặc tuy không giàu như người đời nhưng lúc nào cũng có đủ.
Trà nóng thơm hương thoang thoảng nhẹ ,
sương sớm lung linh động cành mai ,
Bậc Giác tỏ tường chân muôn pháp ...
Tánh không chẳng tướng nhiếp muôn duyên !